Một số vấn đề về Bệnh ký sinh trùng lan truyền qua thực phẩm
Việt Nam là một nước đang phát triển, điều kiện khí hậu nhiệt đới, các bệnh KST lan truyền qua thực phẩm khá phổ biến, liên quan chặt chẽ đến phong tục, tập quán ăn uống như ăn thịt, cá, tôm, cua nấu tái hoặc ăn sống, gỏi cá sống, rau sống … Bệnh ký sinh trùng lan truyền qua thực phẩm không chỉ gây tác hại cho cá nhân nhiễm bệnh, mà còn có thể gây dịch bùng phát, làm thiệt hại về kinh tế và tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, thậm chí gây ra nguy cơ tử vong hàng loạt.
Mặc dù mức độ nghiêm trọng của bệnh đã được biết đến, nhưng do sự lây lan âm thầm, người dân thiếu kiến thức và mất cảnh giác, nên tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng lan truyền qua thực phẩm ngày càng cao trong cộng đồng.
Dự phòng lây nhiễm ký sinh trùng như thế nào ?
- Không ăn cá, tôm, cua, ốc, ếch, rắn, thịt bò, thịt heo sống hay nấu chưa chín
- Không ăn gỏi cá sống.
- Rửa kỹ dưới vòi nước và nấu chín đối với cây thủy sinh
- Nước uống cần được đun sôi mới bảo đảm an toàn;
- Rửa tay thật kỹ khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Rửa dụng cụ chế biến thức ăn kỹ trước và sau khi sử dụng.
- Không ăn các thực phẩm nghi ngờ có nấm mốc, và các loại nấm lạ.
- Rửa và nấu thật kỹ khi chế biến các món ăn từ nấm.
- Không đi tiêu bừa bãi, không dùng phân người còn tươi để bón cây
- Khám và điều trị người nhiễm giun, xổ giun định kỳ
10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an tòan
1. Chọn thực phẩm an toàn:
Trong khi có rất nhiều chủng loại thực phẩm, cần phải biết cách chọn được các thực phẩm an toàn như biết cách chọn thịt, cá, rau quả, thực phẩm bao gói sẵn...