NHÌN LẠI 10 NĂM (2006- 2017) CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
NHÌN LẠI 10 NĂM (2006 -2017) CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
YS: Trần Văn Hào
TỔ TTGDSK: TTYT Giá Rai
1. Sơ lược về hành chính:
Thị xã Giá Rai là đơn vị hành chính đứng thứ 2 trong Tỉnh Bạc liêu có điều kiên thuận lợi phát triển kinh tế xã hội là nơi tập trung dư cư đông nhất dọc theo quốc lộ 1A từ Xóm Lung đến cầu Láng Trâm (Tân thạnh) dân số chung 142572 gồm có 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer đời sống của con người chủ yếu sống bằng nghề buôn bán, trồng lúa, nuôi trồng thủy sản… gồm có 10 xã, phường và có 71 khóm ấp.
- Nói đến truyền thông giáo dục sức khỏe là một công việc hết sức nặng nề, và hết sức khó khăn trong khi thực hiện nhiệm vụ. Người làm công tác truyền thông phải nắm bắt kịp thời những thông tin chính xác, kịp thời, nhanh chóng. Không phải ai cũng làm được, nói như thế người làm công tác truyền thông phải được đào tạo qua trường lớp, một cách bài bản và đi trải nghiệm thời gian dài mới có kinh nghiệm trong cuộc sống từ đó mới thực hiện được công tác trên muốn như thế cơ quan, nhà nước phải có kế hoạch đầu tư kinh phí, chọn người nhạy bén có trình độ nghiệp vụ gửi đi tuyến trên đào tạo sau này phục vụ tốt hơn.
- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe được đặt lên hàng đầu muốn cho người dân hiểu rõ chính sách nhà nước, công tác phòng, chống dịch bệnh thì phải tuyên truyền trên kênh thông tin đại chúng và tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác làm sau phải cho dân hiểu và áp dụng có hiệu quả cao nhất.
- Đến năm 2006 căn cứ vào quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2006 của UBND Tỉnh Bạc liêu về viêc thành lập Trung Tâm Y tế Giá Rai thì lúc này mô hình tổ chức của Trung tâm Y tế gồm có 2 phòng và 5 khoa như vậy chúng ta mới thấy rỏ ràng công tác tổ chức của Trung tâm Y tế đi vào hoạt động trong đó có phòng truyền thông GDSK đứng thứ 2 của Trung tâm từ đó công tác truyền thông giáo dục sức khỏe bắt đầu có chiều hướng sinh sôi nảy nở phát triển một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực về y tế nhất là công tác tuyên truyền phải có hiệu quả sâu.
*Về công tác tổ chức mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe tại Huyện (hiện nay là Thị xã)
+ 01 phòng : 03 cán bộ.
+ 10 trạm Y tế cơ sở : 60 cán bộ trong đó có 6 chức danh.
+ 10 xã, phường có142 nhân viên Y tế khóm, ấp.
- Hàng năm công tác truyền thông giáo dục sức khỏe có chiều hướng gia tăng như: tuyên truyền trên đài phát thanh huyện, xã, họp ban chỉ đao chăm sóc SKND, họp liên ngành, họp nhóm, tư vấn sức khỏe… Đang phát triển tốt.
- Với đội ngũ tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở tuyên truyền bằng nhiều hình thức nói cho dân hiểu và áp dụng công tác phòng chống dịch bệnh, biện pháp phòng bệnh 1 cách tốt nhất.- Từ 2006 đến 2016 (10 năm) kết quả đạt được kiểm tra cuối năm phòng truyềnthông giáo dục sức khỏe đạt tỷ lệ cao 100%.
2. Giải pháp thực hiện:
- Các giải pháp, nhiệm vụ có tính đồng bộ, thiết thực, cụ thể mà hội nghị trung ương 6 khóa XII đề ra cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh và nâng cao sức khỏe cho nhân dân giai đoạn 2015- 2020 tiếp tục phát huy và chuyển biến mạnh mẻ và tích cực hướng tới sự hài lòng của người dân.
- Xã hội hóa công tác truyền thông giáo dục sức khỏe từ nay đến năm 2020 từ cơ quan nhà nước đến các hộ dân được hưởng và tham gia BHXH và các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
- Công tác truyền thông giáo dục sức khỏa luôn luôn phải đi trước. Như vậy cơ quan, nhà nước cần có chính sách đầu tư thỏa đáng về kinh phí, và các trang thiết bị phục vụ cho công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. Tiến tới từ nay đến năm 2020 các xã, phường trên địa bàn Thị xã Giá Rai đã đạt 100 % bộ tiêu chí xã về y tế ./.